LẠCH TRƯỜNG VANG MÃI CHIẾN CÔNG

Đăng lúc: 15:54:43 14/09/2021 (GMT+7)

 Sông Lạch Trường - còn có tên gọi khác là Sông Y Bích hay cũng thường gọi là song Ngu Giang (Sông Ngu).

                                                                           Description: /pic/Menu/images/635616779886476176.jpg.ashx

Hoàng hôn trên dòng sông Lạch Trường

Theo "đất nước Việt Nam qua các đời" (Đào Duy Anh - NXB sử học - Hà Nội 1962 - Trang 43) thì sông Lạch Trường ngày nay là dòng chính của sông Mã xưa kia. Các sách Sử và Địa chí cũ gọi song Ngu Giang là khúc sông từ ngã Ba Tuần qua Cầu Tào dọc theo các xã Hoằng Cát, Hoằng Xuyên, Hoằng Đạt, Hoằng Hà xuống Lạch Trường. Nhưng do một biến cố địa chất sông Mã đổi dòng về phía Hàm Rồng. Dòng chính cũ bị tắc. Nhân dân địa phương truyền rằng mãi đến đời Nguyễn, sau một trận lụt lớn đắm một bè gỗ lim ở cửa Tuần Ngu. Bè bị phù sa lấp chẹn nghẽn giữa sông. Ngu Giang mới dần hẹp lại. Đồng thời dòng nước lách giữa núi Ngọc và núi Rồng mở rộng mãi ra (Trước đó đoạn từ Hàm Rồng tới Lạch Trào tức cửa sông Mã nay rất hẹp – chỉ là con ngòi) ngay ở ngã ba Tuần Ngu, cát đất bồi láp dần nay chỉ còn là con lạch nhỏ chảy qua cầu Tào xuyên đến ngã ba Bộ đầu (Làng bộ đầu thuộc xã Thuần Lộc – huyện Hậu Lộc, đối diện xã Hoằng Phúc, xã Hoằng Đạt của huyện Hoằng Hóa, gặp sông Trà Giang của huyện Hậu Lộc mở rộng dòng chảy ra cửa Lạch Trường. Cửa Lạch Trường phía Hậu Lộc có sông Y Bích chảy vào nên còn gọi là cửa Y Bích).

 

                                                                Description: /pic/Menu/images/635616779895746707.jpg.ashx

Cánh đồng muối phía tả ngạn sông Lạch Trường thuộc huyện Hậu Lộc

Những thập kỷ cuối của Triều đại nhà Trần, tình hình biên giới phía Nam thường xuyên bị quấy phá, có lúc Hoằng Hóa trở thành mục tiêu xâm lược của giặc nên là địa bàn quan trọng của nhà Trần trong sự nghiệp Bình Chiêm. Toàn thư cho biết "tháng 3 năm 1380 Chiêm Thành lại cướp các nơi ở Hoằng Hóa. Thượng Hoàng sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ. Đến sông Ngu Giang (sông Mã thời Trần, sông Lạch Trường ngày nay) đóng cọc ở giữa sông, cầm cự với quân Chiêm Thành. Chế Bồng Nga thua trận tháo chạy. Nhưng tháng 2/1382 Chiêm Thành lại tiến ra Bắc đánh chiếm, nhà Trần đã chặn, đón quân Chiêm Thanh từ Cửa Y Bích tức cửa Lạch Trường. Theo Ngu Giang vượt lên. Tướng Nguyễn Đa Phương được dân Hoằng Hóa giúp đã đột kích quân Chiêm ở cửa Lạch Trường và thắng lớn. Đánh và đuổi giặc theo đường biển chạy dài đến Nghệ An".Thời kỳ Nam - Bắc Triều, Thanh Hóa trở vào thuộc Họ Lê, Sơn Nam (Nam Định) trở ra thuộc về họ Mạc. Trong khoảng 60 năm (từ 1533-1593) Hoằng Hóa nói chung, Lạch Trường nói riêng phải chịu những cảnh thảm thương, tiêu điều do chiến tranh. Có tới 10 cuộc chiến tranh diễn ra trên vùng đất Hoằng Hóa do tướng Mạc Kính Điển Nhà Mạc chỉ huy. Phần lớn theo đường thủy vào cửa Lạch Trường dọc sông Ngu tiến lên. Khi nhà Lê mạnh lên tấn công trở lại 1593 nhà Mạc rút lên Cao Bằng cửa Lạch Trường mới được bình yên.

Trong cuộc kháng chiến 9 năm (1945 - 1954), Pháp đã dùng tới 10 tàu chiến khống chế vùng biển Hoằng Hóa. Quân dân Hoằng Hóa đã từng đánh lụi những trận càn quét của chúng vào năm 1953. Mở đầu cuộc leo thang đánh phá Miền Bắc, đế Quốc Mỹ cũng chọn Lạch Trường để tấn công và quân dân Hoằng Hóa đã làm nên chiến thắng nức lòng bè bạn ngày 05/08/1964. Bộ đội Hải Quân đã phát huy truyền thống "trận đầu đánh thắng" của QĐND Việt Nam.

Ngày nay bờ biển Hoằng Hóa dài 12km, nằm ở địa phận 5 xã gồm xã Hoằng Trường, xã Hoằng Hải, xã Hoằng Tiến, xã Hoằng Thanh và xã Hoằng Phụ, có cửa biển Lạch Trường rất quan trọng có giá trị chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng. Từ những năm đầu công nguyên cửa Y Bích này đã là một thương cảng lớn của nước ta. Là nơi giao lưu, thông thương, buôn bán trong và ngoài nước.

Tìm hiểu nguồn gốc tín ngưỡng Phật giáo ở Thanh Hóa, các nhà nghiên cứu xác định: Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, các vị sư truyền đạo đã theo các thuyền buôn đến cửa Y Bích (Lạch Trường). Trong một số mộ gạch ở di chỉ Lạch Trường các nhà khảo cổ đã tìm thấy cây đèn bằng đồng hình đầu người có yếu tố Ấn Độ, hiện nay đang được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam. Còn có nhiều mộ táng quan trọng thuộc niên đại Đông Hán thế kỷ I đến Thế kỷ III, giữ nhiều cổ vật mang ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

                                                                  Description: /pic/Menu/images/635616779897266794.jpg.ashx

Nơi neo đậu tàu thuyền

Các thư tịch cổ của nước ta thường nhắc nhiều đến các cuộc Nam chinh hay Tuần du của Vua Chúa về phương Nam theo đường biển. Lạch Trường là một trong những điểm dừng chân trên lộ trình ấy. Thuyền buồm từ Nam ra hay từ Bắc vào thường qua cửa biển này. Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên sang ta vào thế kỷ XIV viết trong "An Nam Tức sự": "các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn".

Từ năm 2004 đến nay, với sự đầu tư phát triển du lịch sinh thái của các doanh nghiệp, huyện Hoằng Hóa cũng có nhiều dự án, đã vét cửa sông, xây cảng cá Lạch Trường. Hoằng Trường cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường. Vào ban đêm, đèn đường chiếu sáng cũng hai hàng cột điện voi dọc bờ song Lạch Trường từ Bến cá ra đến công viên văn hóa du lichkj tâm linh Lạch Trường đẹp như phố phường, mỗi ngày có hàng trăm tàu cá ra khơi vào lộng neo đậu trên bến sông, người mua kẻ bán nhộn nhịp, cờ đỏ rợp sông; tàu đi, tàu về  như mắc cưởi. Nhìn cảng cá ngày nay, cảng Y Bích xưa kia như sống lại trong tâm trí du khách.

Nhìn gương mặt tươi vui của du khách tay xách những xâu cua, mớ ghẹ hay bê từng khay cá tươi roi rói, đang vẫy cựa, cùng với những chuỗi cười cởi mở, thân thiện, ta như thấy một Lạch Trường kiêu hãnh, kiên cường trong chống giặc, năng động trong làm ăn, lại có một khu nghỉ dưỡng hiện đại, trên bờ biển nguyên sơ, hữu tình liền kề. Còn có nhiều đền miếu, am, phủ mà các ở đó Nhân thần, Nhiên thần nào cũng linh thiêng, luôn cứu vớt chúng sinh mỗi khi ra khơi vào lộng.

                                      Thu Thủy, Đài TT xã Hoằng Trường st biên soạn

  
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
521084