BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH, BỆNH SAU MÙA LŨ LỤT
Kính thưa toàn thể nhân dân trong xã!
Sau nhiều ngày mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn các sông chảy về mang theo vô số các loại vi sinh vật từ đất, bụi, chất thải hòa vào dòng nước lũ mang theo mầm mống dịch bệnh có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của con người.
Rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trên địa bàn sau đợt mưa bão. Có thể kể đến các nhóm bệnh truyền nhiễm chính như bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, nhiễm khuẩn đường ruột Nguyên nhân là do ô nhiễm khuẩn, do môi trường bị úng ngập nên nguồn bệnh rất dễ lây lan, cùng với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nếu người dân ăn, uống phải nguồn nước, thực phẩm nhiễm các vi khuẩn, vi rút sẽ rất dễ lây lan dịch bệnh.
Bệnh viêm đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh do thời tiết trong mùa mưa bão thường thay đổi thất thường. Bệnh da liễu như nước ăn chân, ăn tay, nấm móng, nấm kẽ chân, mẩn ngứa da do chân tay thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong quá trình di chuyển, dọn dẹp, cọ rửa đồ đạc sau khi nước lũ rút.
Bệnh sốt xuất huyết, vì môi trường sau lũ ẩm thấp, nhiều vùng nước đọng là môi trường thích hợp cho muỗi đẻ trứng và truyền bệnh. Bệnh đau mắt đỏ, do người dân phải dùng nước bẩn để rửa mặt, vệ sinh cá nhân.
Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra, Trạm y tế Hoằng Trường khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ. Quan trọng nhất, phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường và phun hóa chất khử trùng đến đó.
Ngoài ra, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành Y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
Hướng dẫn cách xử lý nguồn nước để có nước sạch sử dụng
Sau lũ, rất nhiều hộ gia đình không có nước sạch để sử dụng mà phải dùng nước bẩn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trong trường hợp không có nguồn nước sạch phải sử dụng nước ao hồ, sông suối thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý nước. Sau khi đã lựa chọn được nguồn nước, người dân cần tiến hành làm trong nước và khử trùng nước. Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch. Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi. Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau.
Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được. Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo. Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.
Bên cạnh việc dùng hóa chất thì có thể đun sôi nước để khử trùng nước. Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng
Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, người dân có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
Lê Đức Hiền, Trưởng trạm Y tế xã Hoằng Trường
- HOẰNG TRƯỜNG TỔ CHỨC LỄ PHÁT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỆ SINH ATTP NĂM 2024
- BÀI TUYÊN TRUYỀN "THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM" NĂM 2024
- Bài tuyên truyền Đảm bảo ATTP Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Giáp Thìn Năm 2024
- NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MÙA LỄ HỘI
- AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM - VÌ SỨC KHỎE CỦA CỘNG ĐỒNG
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Cảnh báo các loại ma túy "núp bóng" thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc
- BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024
- Bảo đảm ATTP đối với cửa hàng bán thức ăn chín, quán giải khát, quán rượu, bia có bán kèm thức ăn tại Lễ hội
- BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH, BỆNH SAU MÙA LŨ LỤT
- Công khai tuần 4 tháng 10 năm 2024 từ ngày 21/10 đến 26/10/2024
- Công khai tuần 3 tháng 10 năm 2024 từ 14/10 đến 19/10/2024
- Công khai tuần 2 tháng 10 năm 2024 từ 07/10 đến 12/10/2024
- Công khai tuần 1 tháng 10 năm 2024 từ 01/10 đến 05/10/2024
- Công khai tuần 4 tháng 9 năm 2024 từ 22/9 đến 28/9/2024
- Công khai tuần 3 tháng 9 năm 2024 từ ngày 15/9 đến 20/9/2024
- Công khai tuần 2 tháng 9 năm 2024 từ 09/9 ddến 14/9/2024
- Công khai tuần 1 tháng 9 năm 2024 từ ngày 04/9 đến 07/9/2024